Danh sách phế liệu cấm nhập khẩu ở nước ta

Bạn có biết, một số loại phế liệu vẫn được phép nhập khẩu vào nước ta. Chúng có thể trở thành một nguyên liệu trong quy trình sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí, giảm lượng rác thải cũng như giảm việc khai thác nguyên liệu trong tự nhiên. Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng có một danh sách các loại phế liệu cấm nhập khẩu vì những tác hại mà chúng có thể mang lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về những loại phế liệu có tên trong danh sách này nhé.

THỰC TRẠNG VIỆC NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU TRÁI PHÉP TẠI VIỆT NAM
Lợi dụng kẽ hở của luật pháp để nhập khẩu phế liệu trái phép
Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2018, hoạt động nhập khẩu phế liệu có nhiều diễn biến phức tạp.

Qua công tác xác minh, điều tra, lực lượng chức năng đã phát hiện thực trạng là các DN đã dùng hàng loạt phương thức, thủ đoạn gian lận trong cơ chế xuất nhập khẩu phế liệu như: Lợi dụng kẽ hở của luât pháp để nhập số lượng lớn những phế liệu trong danh sách phế liệu cấm nhập khẩu vào Việt Nam; sử dụng công nghệ tái chế lạc hậu như: phân loại, sơ chế, tái chế ra nguyên liệu bán thành phẩm; không có hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn (nước thải, khí thải) là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;…

Qua đó, hàng ngàn tấn phế liệu giấy, nhựa được buôn bán dạng thu gom, trong đó có cả phế liệu nhập khẩu được chuyển về từ các cảng biển về.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp được cấp giấy cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nhưng lại bán cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác (doanh nghiệp chưa thông qua giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất).

thực trạng nhập khẩu phế liệu trái phép tại Việt Nam
Động thái nhằm siết chặt quản lý khâu xuất nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam
Việc nhập khẩu các loại phế liệu trong danh sách cấm đã làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống của nhiều người cũng như gây ra sự bức xúc trong dư luận xã hội.

Thủ tướng Chỉnh phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 như một động thái nhằm tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp:

Không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu.
Áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về những loại phế liệu cấm nhập khẩu.
Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi đưa chất thải, phế liệu gây ô nhiễm môi trường vào Việt Nam.
Kiểm soát các chứng từ nhập khẩu trước khi lô hàng phế liệu được phép hạ bãi xuống cảng. Những giấy tờ gồm có: Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, giấy xác nhận ký quỹ thông qua thông tin khai báo trên manifest.
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU VÀO VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam thì những cá nhân, tổ chức đạt những tiêu chuẩn sau mới được phép nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam:

Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Trường hợp nếu công ty hay các doanh nghiệp khác thực hiện nhập khẩu phế liệu để kinh doanh thì sẽ không thuộc đối tượng hợp pháp để nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam.

đối tượng được nhập khẩu phế liệuNHỮNG LOẠI PHẾ LIỆU BỊ CẤM NHẬP KHẨU HIỆN NAY
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 27 ngày 15/11/2019 quy định chi tiết danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu. Thông tư số 27/2019 sẽ thay thế Thông tư số 41/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.

Với mục đích tránh những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đối với các phế liệu không đạt tiêu chuẩn, các hãng tàu vận chuyển những loại phế liệu nhập khẩu này sẽ bị buộc đưa chúng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Báo cáo tại cuộc họp, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, trên cơ sở rà soát, nghiên cứu các tài liệu trong nước cũng như quốc tế liên quan và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg, Bộ TN&MT đề xuất loại bỏ 13/36 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.

Những loại bị đưa vào danh sách phế liệu cấm nhập khẩu là các loại nhựa phế liệu mà một số tài liệu quốc tế đánh giá là ít có khả năng tái chế hoặc tỷ lệ tái chế không cao, hiệu quả tái chế thấp, phế liệu nhựa chứa nhiều phụ gia có tính nguy hại nên có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tái chế hoặc nhựa phế liệu thu hồi chủ yếu từ rác thải sinh hoạt (ống hút, hộp sữa chua, bao bì xốp đựng thức ăn).

phế liệu không được phép nhập khẩu vào Việt Nam
Những loại phế liệu mới được cho danh sách những phế liệu cấm nhập khẩu gồm:

3 LOẠI PHẾ LIỆU (TƯƠNG ỨNG VỚI 03 MÃ HS)
Thạch cao, tơ tằm và các nguyên tố hóa học đã được kích tạp điện tử.

7 MÃ HS THUỘC NHÓM PHẾ LIỆU KIM LOẠI MÀU
Bao gồm: Vonfram, Molypden, Magie, Titan, Zircon, Antimon, Crom.

1 LOẠI PHẾ LIỆU KIM LOẠI
Thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại cũng được thêm vào danh sách phế liệu cấm nhập khẩu ở Việt Nam.

2 MÃ HS THUỘC NHÓM PHẾ LIỆU NHỰA
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không cứng (mã HS 3915.20.10).
Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng.
Từ thực tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định về BVMT, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình nhập khẩu, tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Bộ TN&MT nhận thấy, một số loại phế liệu đang được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo quy định tại Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể:

Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Styren (PS): Loại khác (dạng cứng).
Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Loại khác (dạng cứng).
Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác.
Phế liệu và vụn thừa chưa phân loại.
Do đó, việc hạn chế và tiến tới chính thức cấm nhập khẩu những loại phế liệu trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, vì nhu cầu nhập khẩu những loại phế liệu nêu trên của các doanh nghiệp để làm nguyên liệu sản xuất hiện nay tương đối lớn. Nếu chúng bị cho vào danh sách phế liệu cấm nhập khẩu thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu nguyên liệu cũng như quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay. Vì vậy, tạm thời những loại này vẫn được phép nhập khẩu vào Việt Nam

 

Hy vọng mọi doanh nghiệp sẽ nghiêm túc chấp hành danh sách phế liệu cấm nhập khẩu để góp phần giảm bớt gánh nặng ô nhiễm môi trường.







X

Bạn cần tư vấn ?